HỒ BIỂU CHÁNH

(Hồ Văn Trung)

 

Vũ Ngọc Phan

Ông là một nhà tiểu thuyết đă nổi tiếng một thời vậy mà gần đây ở ngoài Bắc không c̣n mấy người nhớ đến nữa. Cái đó chỉ v́ một lẽ những tiểu thuyết của ông đă mười năm nay không c̣n lưu hành ngoài Bắc nữa. Hồi trước, người ta được đọc tiểu thuyết của ông là v́ ông đăng trong Phụ Nữ tân văn, một tạp chí mà sức truyền bá đă rất mạnh trong đám người trí thức đương thời. Đó là những truyện: V́ nghĩa v́ t́nh (đăng trong P.N.T.V. từ số 1, ngày 2-5-1929); Cha con nghĩa nặng (P.N.T.V từ số 23, ngày 3-10-1929); Khóc thầm (P.N.T.V từ số 46, ngày 3-4-1930); Con nhà giàu (P.N.T.V từ số 85, ngày 4-5-1931) vân vân. Theo Thiếu Sơn trong cuốn Phê b́nh và cảo luận, Hồ Biểu Chánh c̣n là tác giả những tập tiểu thuyết: Cay đắng mùi đời, Chút phận linh đinh, Ai làm được? Thầy thông ngôn, Kẻ làm người chịu và Tỉnh mộng, nhưng những tiểu thuyết này từ lâu không thấy có ở một hiệu sách nào ngoải Bắc cả.

Về đường lư tưởng, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng giống như tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách, nghĩa là cả hai nhà văn đều lấy luân lư làm gốc, lấy cổ gia đ́nh làm khuôn mẫu, lấy sự trung hậu làm điều cốt yếu trong mọi việc ở đời. Nhưng tiểu thuyết của họ Hồ lại khác tiểu thuyết họ Hoàng về mấy phương diện. Tiểu thuyết của họ Hoàng thiên về tả t́nh và giọng văn nhiều chỗ ủy mị cầu kỳ, không tự nhiên, c̣n tiểu thuyết của họ Hồ thiên về tả việc và lời văn mạnh mẽ, nhiều chỗ như lời nói thường.

Thật thế, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là những tiểu thuyết đầy động tác, việc nọ việc kia dồn dập, gây cho người đọc những cảm tưởng kỳ thú. Nếu đọc tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh mà lại chê là kém mặt tả t́nh và về tưởng tượng không được dồi dào, th́ thật không biết xét nhận. Tính t́nh của người ta biểu lộ ra ở lời nói đă đành, nhưng nó c̣n biểu lộ ra ở cả mọi sự hành động nữa, mà biểu lộ ra ở hành động mới thật đầy đủ, mới thật là những tính t́nh đă trải qua thời kỳ tranh đấu và chọn lọc trong tâm trí. Về đường tâm lư, nếu tính t́nh cùng tư tưởng chỉ ở trong tâm trí và chỉ diễn ra được đến lời nói là cùng, tức là có bệnh về đường ư chí. Bởi vậy, qua một thời kỳ dự định, phải đến một thời kỳ quyết định và hành động mới được. Một thiên tiểu thuyết mà động tácdồn dập bao giờ cũng là một thiên tiểu thuyết kỳ thú. Chỉ khó một điều là tác giả phải biết "khiến việc", cũng như một viên tướng phải biết cầm quân trong khi số quân hàng vạn hàng triệu, đừng để đến nỗi có sự rối loạn.      

Muốn có nhiều động tác mà vẫn giữ được trật tự, điều cốt yếu là tác giả cần phải là một nhà văn rất giàu tưởng tượng. Vậy một nhà văn nghĩ ra được nhiều động tác không bao giờ lại có thể là một nhà văn nghèo về tưởng tượng được. Những tiểu thuyết của Alexandre Dumas là những tiểu thuyết rất nhiều động tác mà ai đọc nhà văn Pháp này cũng phải khen là ông rất giàu tưởng tượng.

Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh lại là những tiểu thuyết có tính chất b́nh dân, b́nh dân cả từ những nhân vật ông chọn đến những lời văn ông viết nữa. Hạng người ông tả là hạng tiểu công chức, tiểu phú hào hay hạng thợ thuyền, hạng dân quê. Những hạng người ấy không phải những hạng người sống về tư tưởng, mọi cách hành vi của họ không có ǵ là sâu sắc, nên có người đă chê sự quan sát của Hồ Biểu Chánh là cạn hẹp.

Đây tôi đề cử ra một truyện dài của Hồ Biểu Chánh, một truyện có thể tiêu biểu cho các truyện khác của ông, để xét về văn, về cách dựng việc, về sự quan sát và về lối kết cấu. Đó là truyện Cha con nghĩa nặng.

Truyện rất giản dị, tả một gia đ́nh dân quê nghèo khổ mà người chồng tuy chất phác thực, nhưng hiểu rất rơ nghĩa vụ của ḿnh. Có thể tóm tắt như sau này:

“Trần Văn Sửu là một anh dân quê thật thà, nhưng phải vợ là một mụ có tính trai lơ, lại mồm loa mép giải. Hai vợ chồng được ba đứa con: thằng Tư, con Quyên và thằng Sung. Sửu lĩnh canh ruộng cho hương hào Hội, và anh này dan díu với vợ Sửu, làm cho dân làng dị nghị. Câu chuyện đến tai Sửu và Sửu nghi thằng Sung không phải con ḿnh. Một đêm, chàng nằm canh lúa ngoài đồng thấy đau bụng, liền chạy về nhà định lấy ít nước nóng để uống th́ không ngờ bắt gặp đôi gian phu dâm phụ đang t́nh tự, Hương hào Hội chạy thoát, Sửu đánh mắng và xô đẩy vợ, chẳng may vợ ngă vỡ sọ chết. Sửu trốn lên Mường, người ta tưởng chàng chết đuối; c̣n Hương hào Hội nhờ sự lo chạy, nên thoát tù tội. Trong cái thời gian Sửu trốn ấy, hai đứa con Sửu là thằng Tư và con Quyên mới đầu ở với ông ngoại chúng, sau đến làm mướn cho một nhà cự phú là bà Hương quản Tồn, góa chồng và chỉ có một trai một gái: người con gái đă có chồng, c̣n người con trai là ba Giai ham chơi bời, bỏ nhà đi từ lâu. Bà Hương quản tồn rất thương yêu Tư và Quyên v́ chúng đều là những thiếu niên chăm làm và có nết, không như đứa con trai lêu lổng của bà. Khi hai đứa lớn lên, bà cấp vốn cho Tư về nhà làm ăn, ở với ông ngoại, c̣n Quyên bà giữ lại cho học chữ, học nữ công và coi như con đẻ. Đến lúc cậu ba Giai con bà Hương quản, ăn năn, bà tha thứ cho về ở nhà. Giai ở gần Quyên, sinh ḷng yêu mến nàng và bà Hương quản cũng ưng thuận cho đôi lứa lấy nhau. Bà lại dự định hỏi một người con gái nhà giàu cho Tư nữa. Giữa lúc ấy th́ Sửu v́ nhớ con quá, nên từ giă xứ Mường về thăm nhà trong một đêm tối. Bố vợ Sửu thấy rể, vội vàng xua đuổi chàng đi, sợ dân làng bắt chàng th́ làm lỡ cả cuộc hôn nhân của hai trẻ, nhưng Tư cố giữ cha ở lại và sau nhờ sự vận động của cậu Giai, mà ṭa án thôi không truy tố Sửu nữa, nhờ thế, có sự sum họp của cha con trong một cảnh nhà sung sướng, khác hẳn ngày xưa.”

Thật là một truyện có "hậu", một truyện hợp với luân lư Đông Phương.

Nhưng cái thú vị đệ nhất trong tập tiểu thuyết này không phải ở đó, mà ở cuộc đời người dân trong Nam nơi đồng ruộng, cái đời cực nhọc mà tác giả đă tả rất khéo và rất đúng. Nếu có được sự an ủi trong gia đ́nh th́ sự cực nhọc ấy cũng không đến nỗi gây nên đau đớn, nhưng vào cái "ca" anh Sửu, vợ vừa dâm đăng vừa lăng loàn, th́ thân anh thật là thân trâu ngựa. Trần Văn Sửu ngồi chết trân, tay níu bụi cỏ, mắt ngó mông trong đồng, không nói được nữa".

Những "xen" vợ chồng Sửu căi nhau là những "xen" tuyệt khéo (trang 31 và 28) - P.N.T.V số 24 và 25 - 10 và 17-10-1929). Tất cả sự thô lỗ của anh nhà quê phác thực và khờ khạo, tất cả những cái già mồm và tinh rang của một cô gái đều diễn ra trong mấy xen ấy. rồi tác giả đem một cảnh ḥa hợp trong đêm tối để "đóng" xen ấy lại:

Cách một hồi lâu, Thị Lựu ở trong buồng cất tiếng kêu rằng:

- Cha thằng Sung, a.

- Giống ǵ?

- Vô biểu một chút.

Trần Văn Sửu lồm cồm ngồi dậy đi gài cửa, bưng đèn đem để trên bàn thờ mà tắt, rồi mon men đi vô buồng, miệng cười ngỏn ngoẻn...

 Sửu quên hết những lời người ta nói về vợ ḿnh, cho măi đến khi chàng gây nên án mạng. Cái án mạng giữa một đêm tối, diễn ra trước mắt mấy đứa trẻ thơ. Đây là thằng Tư và con Quyên trước cảnh mẹ chúng vừa mới chết.

"Khi Trần Văn Sửu dỡ cửa chạy mất rồi, thằng Tư sẽ lén bước ra và lại đứng gần mẹ nó mà coi. Con Quyên cũng đi theo đứng một bên đó. Chúng thấy Thị Lựu mở cặp mắt trao tráo mà nằm im ĺm th́ lấy làm lạ, không dè đă chết rồi. Con Quyên nắm tay mẹ nó và lúc lắc kêu rằng: "Má ơi, má! Sao má nằm hoài đó, má? Dậy vô buồng mà ngủ với em chớ. Cha đi nữa rồi:. Thị Lựu nằm trơ trơ. Thằng Tư bưng đèn lại coi, thấy máu chảy dưới cổ dầm dề, nó rờ mặt mẹ nó th́ lạnh ngắt, nó nhớ lại hồi năy cha nó có nói mẹ nó đă chết rồi, nên nó sợ, lật đật để đèn ra ghế, kéo tay em nó mà dắt ra cửa và nói rằng:

"Má chết rồi, đi kêu ông ngoại đi em!"

Hai đứa nhỏ ra sân. Trời sáng trăng như ban ngày. Thằng Tư muốn chạy cho mau, ngặt v́ con Quyên chạy không mau được nên nó phải chậm mà dắt ..."

(P.N.T.V số 26, trang 30)

Trong "Cha con nghĩa nặng", cái lối tả linh động như thế rất nhiều. Trừ đoạn Trần Văn Sửu ngồi than thân trách phận trong khi đi trốn, c̣n tất cả các vai đều diễn tính t́nh của ḿnh bằng những cử chỉ và hành vi. Diễn được cái tính t́nh trẻ con thơ ngây trước một cảnh thê thảm như trên này vào một thời mà lối tả chân ở nước ta chưa có, tôi cho là cần phải có cây bút tài t́nh và có con mắt quan sát tinh vi.

Tả cảnh, Hồ Biểu Chán cũng chỉ dùng vài nét bút. Như tả cảnh làm lụng ngoài đồng ruộng:

"Một bữa nọ, nhằm tiết tháng bảy, trời mưa lu ầm, lu ỳ. Ngoài đồng nông phu làm lăng xăng, người th́ lo phát cỏ, kẻ th́ lo trục đất. Mấy đám mạ gió thổi dợn sóng vàng vàng; trong hào ấu, trái già cuốn đỏ đỏ"

(P.N.T.V số 32, trang 31)

C̣n đây là một cảnh chiều ngoài đồng:

"Mặt trời chen lặn, ếch uệch oạc kêu vang mé hào, trâu na nần đi lần về xóm. Lúa cấy đă giáp đồng hết rồi, đám nào chưa bén th́ coi vàng khè, đám nào đă nở, th́ coi xanh mướt .."

(P.N.T.V số 32 trang 30)

Về cảnh, bao giờ Hồ Biểu Chánh cũng tả đơn sơ như thế. Văn ông không bao giờ rườm rà đôi khi lại khí vắn tắt quá. Cái vắn tắt ấy là một điều hay ở những chỗ cần phải linh hoạt nhưng không phải chỗ nào cũng đều hay cả:

Những đoạn thằng Tư và con Quyên đến làm ở nhà bà Hương quản Tồn, tác giả tả rất kỹ; trái lại, từ đoạn Trần Văn Sửu trở về làng, tác giả để cho việc trôi đi mau quá, làm cho truyện hóa ra khô khan, mất cả hứng thú. Cái đoạn ba Giai bắt gặp Quyên và Tư đang nói chuyện về Sửu ở cḥi ruộng của Tư và bắt đầu nhận bố vợ là một đoạn rất vụng. Kế đến đoạn lo chạy cho Sửu, tác giả cũng dàn cảnh một cách sơ sài, chẳng khác nào một phim chớp bóng, nên truyện kém hẳn phần thiết thực.

Tuy truyện "Cha con nghĩa nặng" đă tiến bộ về mặt tả chân khi ta đem so với những truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Trọng Thuật hay Phan Khôi, nhưng kết cấu vẫn c̣n chưa được khéo.

Song trong sự phê b́nh tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, ta không thể nào đem so sánh với tiểu thuyết của những nhà văn có tiếng nhất, và mới xuất bản gần đây. Ta nên nhớ rằng những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, như truyện "Cha con nghĩa nặng" trên này đă ra đời từ trước “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng ba năm, mà từ “Hồn bướn mơ tiên  đến “Hạnh”, nghệ thuật và tư tưởng của Khái Hưng cũng đă thay đổi khá nhiều. Và đă thay đổi như thế trong khỏang bao nhiêu năm? Trong khoảng có tám năm! Vậy không thể nào đem một truyện viết cách đây mười ba năm, như truyện “Cha con nghĩa nặng”, so sánh với những tiểu thuyết viết trong một bầu không khí khác.

Tôi đă nói ở trên: sự tiến hóa về đường văn học ở nước ta hiện nay đang rất mau, vài mươi năm ở nước ta có thể coi như một thế hệ ở những nước mà sự tiến hóa về đường ấy đă được đầy đủ ...

Dù sao, nếu đă đọc những tiểu thuyết của các nhà văn đi tiên phong, từ Nguyễn Bá Học trở lại, ai cũng phải nhận rằng từ Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh, tiểu thuyết nước ta mới bắt đầu đến bước vững vàng, để dần dần đi tới ngày nay là lúc đă có thể chia ra nhiều ngả, phân ra nhiều loại.

-----------------

Trích từ “Nhà văn hiện đại”, tập I, của Vũ Ngọc Phan- NXB Khoa học xă hội- 1989.

 

©2006 hobieuchanh.com